Duy Anh Web chỉ bạn 5 mô hình kinh doanh của E-commerce hiểu quả
1x. 5 loại hình E-commerce chính
E-commerce bao gồm tất cả các thị trường trực tuyến kết nối người mua và người bản, Internet được sử dụng để xử lý tất cả các giao dịch điện tử.
Lead Scoring là gì? Đánh giá chất lượng khách hàng tiềm năng bằng lead scoring như thế nào? Công thức PAS trong Content Marketing – Để nội dung “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng
Điều đầu tiên cần nghĩ đến là loại giao dịch kinh doanh bạn sẽ thực hiện. Bạn thấy sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình đang bán cho ai? Doanh nghiệp của bạn là B2B, B2C, C2C hay C2B?
Các mẫu báo cáo digital marketing giúp bạn theo dõi hiệu quả chiến dịch
B2B: Business to Business E-commerce
Mô hình B2B tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác. Vì đối tác là các doanh nghiệp nên khối lượng sản phẩm và dịch vụ cần giao dịch tương đối nhiều hơn so với giao dịch với các cá nhân, các yêu cầu vận chuyển cũng phức tạp hơn.
Một ví dụ về mô hình B2B marketplace là Alibaba – nền tảng kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với các doanh nghiệp nước ngoài. Alibaba ra đời từ một nhu cầu – các doanh nghiệp nước ngoài muốn nhập khẩu hàng hoá từ thị trường Trung Quốc nhưng họ thiếu các thông tin về doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp nội địa muốn xuất khẩu hàng hoá nhưng lại thiếu nền tảng kết nối với khách hàng nước ngoài. Với Alibaba, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm và các nhà cung cấp sản phẩm ở Trung Quốc.
B2C: Business to Consumer E-Commerce
B2C theo mô hình bán lẻ truyền thống là hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm dịch vụ cho các cá nhân, với ECommerce B2C, việc kinh doanh được tiến hành trực tuyến chứ không phải bán ở một cửa hàng thực tế
Ví dụ điển hình cho loại hình này là Tmall (Taobao Mall) – một nền tảng kinh doanh giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế với người tiêu dùng tại Trung Quốc, Hong Kong, Macau và Taiwan, Tmall là website thương mại điện từ lớn thứ 2 thế giới sau Taobao, với hơn 500.000 active users mỗi tháng.
C2C: Consumer to Consumer E-Commerce
Doanh nghiệp E-commerce C2C là mô hình kết nối người tiêu dùng với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp hoạt động với mô hình này cho phép khách hàng giao dịch, mua và bán các mặt hàng với nhau. Thường các trang Web E-commerce trung gian sẽ nhận một khoản hoa hồng nhất định.
Ví dụ tiêu biểu cho mô hình bán lẻ C2C là Taobao Marketplace (thuộc công ty mẹ Alibaba). Taobao cung cấp một nền tảng kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ hoặc cá nhân tự kinh doanh, họ có thể mở online store trên Taobao để quảng bá sản phẩm tới khách hàng tại Trung Quốc và nước ngoài.
Các doanh nghiệp C2C tại Việt Nam, có thể kể đến GET IT – nền tảng cho phép cá nhân mua bán, trao đổi đồ với nhau, Lozi – nền tảng dành cho các cá nhân thanh lý đồ cũ. Các sàn Ecom lớn tại Việt Nam như Tiki, Lazada, Shoppee hiện tại đang sử dụng kết hợp cả mô hình B2C và C2C.
C2B: Consumer to Business E-commerce
C2B là một mô hình ngược hoàn toàn so với B2C, nhưng nó đang ngày càng phổ biến. C2B marketplace là một nền tảng kết nối dịch vụ/ sản phẩm của một cá nhân cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu. Ví dụ các influencers hoặc bloggers có thể cung cấp dịch vụ giới thiệu, chia sẻ việc họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp với cộng đồng của họ. Một ví dụ khác: Các freelancer cung cấp dịch vụ thiết kế, viết nội dung cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Các trang web cung cấp các dịch vụ thuê freelancer như Upwork, dịch vụ thuê influencer như 7 Saturday hoặc một số trang web bán ảnh như Shutterstock, Dreamstime đều nằm trong nhóm này.
Government/ Public Administration Ecommerce
Các mô hình được liệt kê ở trên là các cấu trúc bản lề E-commerce chính, nhưng chúng không phải là cấu trúc duy nhất. B2G (còn được gọi là B2A), dành cho các doanh nghiệp có khách hàng duy nhất là chính phủ hoặc loại hình hành chính công. Ví dụ: Synergetics Inc. ở Ft. Collins, Colorado, là nơi cung cấp các nhà thầu và dịch vụ cho các cơ quan chính phủ.
2x. 5 phương thức kiếm tiền của doanh nghiệp Ecommerce
2.1. Dropshipping
Dropshipping là hình thức kinh doanh mà nhà bán lẻ không giữ hàng trong kho. Khi khách hàng mua hàng, bạn sẽ đến nhà cung cấp mua hàng và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển hàng tới tay khách hàng. Bạn sẽ không phải giao hàng và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển hàng tới tay khách hàng. Bạn sẽ không phải vận chuyển hàng đến cho khách mà chỉ tập trung vào việc marketing sản phẩm, theo dõi đơn hàng, chăm sóc khách hàng. Lợi nhuận mà bạn có được chính là chênh lệch giả giữa nhà cung cấp và giá bán cho khách hàng – đã trừ đi chi phí vận chuyển. Nếu người bán hàng của bạn giao hàng chậm trễ, chất lượng sản phẩm thấp hơn mong đợi hoặc có vấn đề với đơn đặt hàng, thì bạn sẽ là người giải quyết.
2.2. Wholesaling and Warehousing
Các doanh nghiệp Wholesaling and warehousing E-commerce đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn – bạn cần quản lý hàng tồn kho, theo dõi đơn đặt hàng của khách hàng và thông tin vận chuyển, đầu tư mở rộng không gian kho bãi. Ví dụ cho doanh nghiệp áp dụng mô hình này gồm có Ebay, Amazon,… Những doanh nghiệp Ecommerce lớn thường bao gồm dịch vụ này trong gói đăng ký hợp tác của mình.
2.3. Private Labeling and Manufacturing
Với những công ty có ý tưởng để phát triển sản phẩm, nhưng không có đủ kinh phí sản xuất hoặc không có
mong muốn xây dựng nhà máy cho riêng mình, thì đây có thể là mô hình kinh doanh phù hợp. Các công ty sẽ thuê ngoài gia công, và gửi kế hoạch hoặc nguyên mẫu sản phẩm cho nhà sản xuất đã ký hợp đồng để sản xuất sản phẩm cho họ. Các dòng hàng tiêu dùng nhãn riêng của các chuỗi siêu thị Co.opMart, Vinmart chính là ví dụ điển hình của Private Labeling.
2.4. White Labeling
White labeling là một mô hình gần như tương tự. Nhà cung cấp cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ cho một người bản lại, người này đổi tên sản phẩm hoặc dịch vụ để tạo ấn tượng rằng chính họ đã tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Với mô hình này công ty phải bỏ một số vốn để mua hàng hóa, và hầu hết phải đặt số lượng sản xuất tối thiểu do các công ty cung ứng quy định. Nếu bạn không thể bán hàng hóa của mình, công ty sẽ phải ôm hàng.
Thường các shop kinh doanh online nhỏ lẻ hay áp dụng hình thức này, họ lấy nguồn hàng từ Quảng Châu (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, sau đó gắn thương hiệu của shop mình vào. Hoặc ví dụ như Richelieu Food là một công ty sản xuất thực phẩm sản xuất pizza đông lạnh, dầu trộn salad, nước sốt, gia vị, các công ty khác bao gồm Hy-Vee, Aldi, Save-A-Lot, Sams Club đều lấy hàng từ đây.
2.5. Subscription
Các công ty áp dụng mô hình subscription cung cấp cho khách hàng một hộp sản phẩm theo định kỳ, theo lịch trình. Ví dụ như Hello Fresh là một nền tảng cho phép người dùng đặt hàng các hộp nguyên liệu thực phẩm. Những chiếc hộp này sẽ gửi đến định kỳ hàng tuần kèm hướng dẫn nấu một món ăn hấp dẫn từ những loại nguyên liệu đó để người dùng tự làm tại nhà. Một ví dụ khác, Amazon cho phép người dùng đăng ký trực tuyến một số giao dịch mua định kỳ (ví dụ: khăn giấy, nước rửa chén, bột giặt). Loại hình này phù hợp với những ngành hàng tiêu dùng theo chu trình như thực phẩm, chăm sóc cá nhân, làm đẹp,…